Tìm hiểu về các loại lan rừng Tây Nguyên

“Vua chơi lan quan chơi trà đàn bà chơi nhạc” – đây là câu nói của người xưa chỉ loài hoa lan đẹp đẽ đã từng được sử dụng làm vật hiến tặng dâng lên các vị vua chúa. Cho đến ngày nay, hoa lan vẫn được rất nhiều người ưa thích nhưng đối với những người không thường trồng và chăm sóc hoa lan hay mới chơi lan thì không dễ để phân biệt các loại hoa phong lan khác nhau, đặc biệt là các loại lan rừng Tây Nguyên. Vậy nên bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về các loại lan rừng Tây Nguyên để mọi người có thể tham khảo khi mới bắt đầu “chơi lan” nhé!

Các loại lan rừng Tây Nguyên

Hoa lan là loài hoa tượng trưng cho sự cao sang, quyền quý, có mùi hương rất quyến rũ, mang vẻ đẹp thanh tao nhất trong các loài hoa Việt Nam. Vậy nên ngày nay hoạt động “chơi lan” đã được sử dụng rộng rãi, nó không chỉ là thú vui của các tầng lớp quý tộc mà đã là thú vui tao nhã, dân dã của nhiều người yêu cây cảnh, đặc biệt là các loại lan rừng Tây Nguyên. Dưới đây là một số loại lan rừng Tây Nguyên dành cho mọi người tham khảo:

Lan Móng Rùa

các loại lan rừng tây nguyên

Lan Móng Rùa có vẻ đẹp rất lạ, vì những chiếc lá của thường khá dày so với các loại lan bình thường, có màu xanh giống như hình móng rùa nên được gọi là lan móng rùa. Chúng có tên khoa học là Oberonia longibracteata Lindl, thuộc họ Orchidaceae. Vì mang họ Orchidaceae nên nó được biết đến là loài cây có sức sống mạnh mẽ. Thân cây mọc thành từng bụi, cao khoảng 50cm. Cành và lá cây hình dẹt rẻ quạt, hoa thường có màu vàng tươi hình tam giác, mỗi bông có chiều dài khoảng 3 – 4cm, thường trổ bông vào mùa hạ và thu (tháng 4 – tháng 9). 

Đến nay, Lan Móng Rùa được phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Lào, Campuchia, phía đông của dãy Himalaya. Tại Việt Nam cây lan móng rùa thường được tìm thấy ở những nơi có độ cao từ 200- 1400 mét. Đến nay, loại lan này đang được rất nhiều người ưa chuộng tuy nhiên chúng lại có giá thành khá cao so với các loại lan bình thường khác.

Lan Long Tu Lào

các loại lan rừng tây nguyên

Hoa Lan Long Tu Lào là một trong những loài cây hoa lan rừng đẹp và quý hiếm, có tên khoa học là Dendrobium primulinum. Chúng thường mọc bám trên các thân cây trong rừng và được tìm thấy ở độ cao từ 500 – 1000m. 

Để phân biệt được cây Lan Long Tu Lào với các loại lan khác thì chúng ta chỉ cần quan sát thân cây và mặt hoa. Lá cây Lan Long Tu Lào có chiều dài khoảng 30 – 50cm, có màu nâu sẫm và có lớp vỏ bọc màu trắng bên ngoài, trên thân xuất hiện các mắt lõm – một đặc điểm dễ dàng nhận ra ở cây hoa Lan Long Tu Lào. Bông hoa có màu trắng hoặc trắng hồng, mọc chi chít trên các mắt của thân cây, trải đều dọc từ đầu đến ngọn thân, chúng có hương thơm rất đặc trưng và thường tàn trong khoảng 2 tuần. Trung bình một cây hoa trưởng thành có thể nở từ 15-20 bông cho mỗi cành, vì chúng có đặc điểm là rất sai hoa nên cây Lan Long Tu Lào có vẻ đẹp thanh tao, nhã nhặn, mang lại cảm giác ấm cúng trong mỗi gia đình.

Khác với giá thành của cây Lan Móng Rùa, cây Lan Long Tu Lào có giá thành rẻ hơn, phù hợp với mọi nhu cầu chơi cây cảnh của người sử dụng.

Lan Trầm Tím

các loại lan rừng tây nguyên

Cây hoa Lan Trầm Tím có tên khoa học là Dendrobium Nestor, cây hoa này được biết tới là loài lan lai tạo giữa hai loài hoa là lan Giả Hạc và lan Hương Thảo tím. Vậy nên nó là một trong những loại hoa phong lan quý, hoa có màu tím hồng và thơm nhẹ nhàng dễ chịu, có độ bền nhất định, phù hợp với thời tiết của mọi miền Việt Nam. Thân cây không quá dài cũng không quá mập, chiều dài hơi ngắn và có chiều hướng thẳng lên. 

Có thể nói vì được thừa hưởng những đặc tính tốt đẹp từ “bố” và “mẹ” mà cây Lan Trầm Tím mang một vẻ đẹp đặc biệt, khác hẳn so với những loài hoa lan hiện nay.

Hoa lan được biết đến là loài hoa mang nhiều thông điệp và có ý nghĩa lịch sử riêng biệt, tượng trưng cho vẻ đẹp, tình yêu và sự giàu có. Mong rằng bài viết này không chỉ giúp mọi người hiểu về các loại lan rừng Tây Nguyên mà còn hiểu được các giá trị văn hóa đẹp trong thú vui chơi cây cảnh của người Việt.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Kittenpants
Logo