Chấm công là một trong những hoạt động cần thiết và đảm bảo được quyền lợi cho doanh nghiệp – người lao động. Vậy, có những quy định chấm công tính lương nào? Hãy cùng tham khảo vấn đề này trong bài viết hữu ích dưới đây nhé.
Vì sao cần áp dụng quy định chấm công tính lương?
Một doanh nghiệp muốn phát triển cần có những quy định, quy trình và nguyên tắc làm việc riêng. Quy định chấm công cũng nằm trong những quy định và nguyên tắc này. Theo đó, việc áp dụng quy định liên quan đến chấm công, tính lương sẽ có những lợi ích như sau:
- Giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu suất của nhân viên, người quản lý và cải thiện được hiệu suất chung vì đã có các quy định hỗ trợ.
- Giảm chi phí, nguồn lực và thời gian để thực hiện quản lý quy trình chấm công của nhân sự.
- Tạo ra sự chuyên nghiệp, giảm thiểu được những rủi ro không cần thiết trong quá trình chấm công, tính lương.
- Quy trình giúp doanh nghiệp đem lại trải nghiệm minh bạch và công bằng cho nhân viên, giúp họ có tinh thần Happy hơn khi làm việc.
Quy định chấm công có vai trò quan trọng trong hoạt động này của doanh nghiệp
Những quy định chấm công tính lương cần biết
Vậy, có những quy định chấm công tính lương nào mà doanh nghiệp cần biết? Dưới đây sẽ là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo thêm. Bao gồm:
Định nghĩa rõ cách chấm công – tính lương
Trong hoạt động chấm công, doanh nghiệp cần định nghĩa rõ về những quy định sau:
- Hoạt động chấm công của doanh nghiệp sẽ được tính như thế nào. Thời gian muộn nhất để check-in, sớm nhất để check-out.
- Quy định về những vấn đề liên quan đến đi muộn, về sớm ra sao. Mức thưởng – phạt nếu có.
- Những quy định khác kèm theo với hoạt động chấm công – tính lương.
Xây dựng quy trình chấm công – tính lương thống nhất
Doanh nghiệp cũng cần phải có quy trình chấm công và tính lương thống nhất, phù hợp với quy mô, lĩnh vực đang hoạt động. Theo đó, bạn có thể tham khảo quy trình 4 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Tạo cơ sở dữ liệu cho nhân sự để bắt đầu thực hiện chấm công – tính lương.
- Bước 2: Thực hiện chấm công hàng ngày bằng các thiết bị, phần mềm khác nhau. Tùy thuộc vào số lượng nhân sự, doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình chấm công phù hợp. Ví dụ như chấm công vân tay, chấm công QR Code, wifi,…
- Bước 3: Tổng hợp ngày công, tăng ca, nghỉ phép,… và thực hiện đối chiếu số liệu với nhân sự, trưởng bộ phận phụ trách.
- Bước 4: Lập bảng lương, gửi phiếu lương cá nhân cho nhân sự xác nhận, thực hiện thanh toán lương và lưu trữ lại thông tin liên quan.
Doanh nghiệp cần có quy trình chấm công tính lương thống nhất
Cần thực hiện dựa vào nguyên tắc chấm công – tính lương
Nội quy chấm công tính lương cho nhân viên cũng cần phải đảm bảo dựa vào những nguyên tắc chung về trả lương cho nhân sự. Bao gồm:
- Quy chế trả lương – thưởng phải được thống nhất giữa doanh nghiệp và người lao động.
- Việc phân phối tiền lương cần phải gắn liền với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động.
- Việc trả lương cần căn cứ vào mức độ đóng góp của người lao động.
- Cần thực hiện trả lương vào đúng ngày đã thỏa thuận.
- Mọi thông tin liên quan cần được cung cấp minh bạch cho người lao động.
Áp dụng đúng hình thức, ngạch, bậc lương
Doanh nghiệp cũng cần phải có những thông tin liên quan đến hình thức trả lương, ngạch, bậc lương của người lao động trong quá trình thực hiện trả lương. Ví dụ như:
- Đối với hình thức trả lương: Doanh nghiệp đang trả lương theo hình thức nào, trả theo sản phẩm, lương khoán hay trả theo thời gian làm việc,…
- Ngạch lương, bậc lương cần phải được sự đồng ý của người lao động và doanh nghiệp. Tuy vậy không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng hoặc mức lương cơ sở theo quy định.
Luôn minh bạch trong chấm công – tính lương
Bên cạnh những quy định về chấm công, tính lương ở trên, doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động này. Lương, thưởng là một trong những vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo được những yếu tố này.
Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động chấm công tính lương trong doanh nghiệp. Trong đó, nổi bật có phần mềm chấm công HappyTime. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra sự minh bạch trong hoạt động chấm công. Bên cạnh đó, quá trình chấm công – tính lương cũng được tinh gọn đến 70% thời gian so với thông thường.
HappyTime giúp doanh nghiệp rút ngắn được 70% thời gian cho chấm công tính lương
Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những quy định chấm công tính lương trong doanh nghiệp là như thế nào. Bên cạnh đó, hãy truy cập ngay vào HappyTime.vn để tìm hiểu giải pháp tối ưu, rút gọn thời gian chấm công tính lương hiệu quả nhé.