Khám phá sơ đồ kinh thành Huế huyền bí, cổ xưa

Sơ đồ kinh thành Huế là một trong những mối quan tâm lớn nhất của khách du lịch trước khi quyết định tham quan khu vực này. Được biết đến là một minh chứng lịch sử huy hoàng, đại diện cho một thời đại của xã hội phong kiến Việt Nam. Cùng đón đọc bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin mới nhất về địa điểm du lịch này bạn nhé!

Tìm hiểu về sơ đồ kinh thành Huế

sơ đồ kinh thành huế

Kinh thành Huế được xây dựng ngay bên bờ sông Hương nên thơ, mộng ảo. Di tích lịch sử này còn được biết đến với tên gọi Thuận Hóa Kinh Thành. Vốn là một trong những tòa thành cổ nhất Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Lối kiến trúc độc đáo cùng những văn hóa phong kiến thời xưa chính là điểm nhấn thu hút lượng khách du lịch đông đảo hàng năm.

Sơ đồ kinh thành Huế thường được dán ngay bên ngoài cổng vào khu du lịch. Giúp du khách có thể tìm hiểu cấu trúc bên trong một cách dễ dàng. Với tổng diện tích lên tới hơn 500ha, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các hướng đi và địa điểm chính nằm trong khu di tích để tránh bị lạc đường.

Bên trong kinh thành Huế gồm có 10 cửa chính, cụ thể như sau:

– Cửa chính phía Bắc còn có tên gọi khác là Cửa Hậu, có vị trí nằm tại mặt sau kinh thành.

– Cửa Tây Bắc được đặt tên dựa theo một ngôi làng ở khu vực gần đó là An Hòa.

– Cửa chính phía Tây.

– Cửa Tây Nam nằm phía bên phải kinh thành, còn được gọi là Cửa Hữu.

– Cửa Chính Nam là nơi chứa đựng các binh khí thời đầu Gia Long còn được gọi là Cửa Nhà Đồ.

– Một số cửa chính khác như: cửa Thế Nhơn, cửa Đông – Nam, cửa Chính Đông, cửa Đông Bắc. Ngoài ra còn có một cửa phụ dẫn đến Trấn Bình Đài có tên gọi Trấn Bình Môn.

Trung tâm của kinh thành Huế được ví như chiếc áo giáp khổng lồ là Từ Cấm Thành. Được xây dựng từ những viên gạch vuông vững chắc, mỗi mặt dài 600m, cao 4m và độ dày đạt 1m. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình bên trong.

Nằm phía trong tòa thành là hệ thống kiến trúc cung đình phong kiến được xây dựng theo nguyên tắc truyền thống. Là biểu tượng cho một thời đại huy hoàng của Việt Nam. Ngay giữa kinh thành là nơi ở và làm việc của nhà vua. Các công trình phụ bên tay phải là miếu thờ và nơi làm việc của quan lại. Cuối cùng phía bên trái là nơi ở của phi tần. 

Chính diện của đại nội kinh thành là Ngọ Môn Quan. Trước khi tiếp cận khu vực này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cây cầu thế kỷ được đắp lan can bằng gạch trắng và phía trên có ốp ngói vàng. Bên cạnh Ngọ Môn là những công trình đền, miếu mang dấu ấn đặc trưng của triều đại nhà Nguyễn. Cụ thể như; Cung Diên Thọ, Hưng Miếu, Triệu Miếu, Cửu Đỉnh, Điện Thái Hòa,…

Một số công trình nổi tiếng nằm trong kinh thành Huế

Được xây dựng từ triều đại nhà Nguyễn, do đó lối kiến trúc tại đây chủ yếu mang dấu ấn phong kiến thời xưa. Một số công trình tiêu biểu bạn nên ghé thăm khi đến khu du lịch này bao gồm:

Ngọ Môn Quan

sơ đồ kinh thành huế

Tọa lạc tại vị trí phía Nam của Kinh thành Huế cũng là nơi đặt cửa chính của Hoàng thành. Mở đầu cho hệ thống kiến trúc đồ sộ và kết cấu phức tạp tại đây. Khi nhìn từ phía xa, bạn có thể hình dung Ngọ Môn tương tự như một tòa lâu đầu khổng lồ, nguy nga và tráng lệ. Các phiến đài đá có chiều dài ấn tượng dẫn thẳng đến lầu Ngũ Phụng. Đây là địa điểm check in nổi bật và được nhiều du khách yêu thích khi đặt chân đến kinh thành Huế. 

Hoàng thành

Hoàng thành được xây dựng dưới thời vua Gia Long vào năm 1804. Tuy nhiên đến thời điểm năm 1833 mới thực sự được hoàn thiện. Kết cấu hoàng thành bao gồm 4 cửa trong đó Ngọ Môn là cửa chính. Một số kiến trúc nổi bật được đánh giá cao như: Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các và Cung Diên Thọ.

Được biết đến là cấu trúc vòng thành thứ hai thuộc kinh thành Huế. Mục đích thiết kế là nơi ở chính và làm việc của nhà vua. Ngoài ra một phần không gian nhỏ cũng được xây dựng để thờ tự tổ tiên và những vị vua nhà Nguyễn. Thể hiện tấm lòng thành kính của vị vua đương thời đối với cha ông đã có công gây dựng đất nước.

Tử Cấm Thành

sơ đồ kinh thành huế

Nổi bật nhất trong các công trình tại cố đô Huế không thể không nhắc đến Tử Cấm Thành. Được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ hai với cấu trúc hình chữ nhật vô cùng độc đáo. Mặt trước là Đại Cung Môn kỳ vĩ, thu hút khách du lịch ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tiếp đến là những khu đền điện bắt mắt, ví dụ như: Điện Càn Chánh, Vạc Đồng, Duyệt Thị Đường,…

Hy vọng những thông tin được bật mí về sơ đồ kinh thành Huế trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho chuyến du lịch sắp tới của mình tại thành phố Huế mộng mơ. 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Kittenpants
Logo